Tháng 4 09, 2018 Nuôi dạy con, Sản khoa, Sơ sinh (0-30 ngày tuổi), Tin nổi bật Comments Off
Rốn
Rốn là phần da mỏng nhất ở thành bụng và cũng là bộ phận yếu nhất trong cơ thể con người. Nếu khi tắm bé, mẹ cần tránh làm sạch rốn quá mức. Làm sạch rốn quá mức có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng do lạnh.
Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, mẹ cần làm sạch rốn càng nhẹ nhàng càng tốt. Nếu mẹ muốn lau rửa rốn của bé, hãy chỉ lau nhẹ bên ngoài, đừng lau sâu vào bên trong.
Tai
Khi tắm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, nhiều bà mẹ nhận thấy tai bé bị bẩn và cố gắng dùng khăn để lau sạch cho bé. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làm sạch tai quá kỹ có thể làm đau, thậm chí nhiễm trùng tai bé.
Tai là một trong những bộ phận có khả năng tự làm sạch vì vậy tốt nhất mẹ không nên vệ sinh tai bé. Nếu vẫn muốn làm sạch tai bé, bạn chỉ nên dùng khăn sạch lau bên ngoài vành tai của con.
Mũi
Trong khi tắm, nhiều bà mẹ sẽ ngoáy mũi, rửa mũi để mũi của bé được sạch sẽ. Tuy nhiên, vì niêm mạc mũi của bé còn rất mỏng, mẹ cố ngoáy mũi, rửa mũi sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
Khi tắm cho bé, nếu mẹ thấy mũi của bé còn nhiều gỉ mũi, hãy lau mũi bằng nước nóng, khi trẻ hắt hơi, gỉ mũi sẽ thoát ra ngoài một cách tự nhiên.
Ngoài ra, khi tắm cho em bé, nhiệt độ nước tắm cũng rất quan trọng, tốt nhất mẹ nên duy trì nền nhiệt từ 32-36 °C.
Tất nhiên, khả năng thích ứng của mỗi đứa trẻ là khác nhau và các bà mẹ cần phải điều chỉnh nhiệt độ nước tắm linh hoạt theo tình hình của mỗi bé. Trước khi đặt bé vào bồn tắm, tốt nhất mẹ nên kiểm tra nước tắm để tránh làm bỏng trẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Tháng 11 09, 2018 Comments Off
Tháng 12 16, 2019 0
Tháng 12 16, 2019 0
Tháng 12 16, 2019 0
Tháng 12 16, 2019 0
Tháng 10 15, 2019 Comments Off
Tháng 9 16, 2019 Comments Off
Tháng 9 09, 2019 Comments Off
Tháng 9 03, 2019 Comments Off
Tháng 8 23, 2017 Comments Off
Làm sao để tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng trứng gà mà không làm vỡ lòng đỏ trứng gà? Nhiệm vụ “bất khả thi” này có làm khó 2 bạn nhỏ của...