Tháng 11 12, 2015 Dinh dưỡng cho bé, Tăng chiều cao cho con Comments Off
Giây phút đầu tiên được ẵm, bồng thiên thần bé nhỏ trong vòng tay, rất nhiều cảm xúc ập đến với bạn. Đặc biệt, một vài câu hỏi lập tức hiện ra trong đầu. Con giống ai? Trông con sẽ như thế nào khi trưởng thành? Và con có cao không?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về chiều cao của trẻ và cách ước lượng chiều cao khi trẻ trưởng thành.
Làm thế nào để xác định chiều cao của trẻ?
Thật khó để dự đoán chiều cao chính xác của trẻ cho đến khi chúng ở độ tuổi 15-16. Có một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao như: di truyền, dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể của bé. Phương pháp chính xác nhất là chẩn đoán tuổi xương của con bạn bằng cách chụp X – quang, sau đó các ý tưởng để tăng chiều cao cho trẻ được xây dựng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con bạn:
Trong khi gen di truyền đóng vai trò tiên quyết trong việc xác định chiều cao của trẻ thì một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tăng trưởng bao gồm:
1. Dinh dưỡng
Hầu hết trẻ em béo phì thường cao hơn so với trẻ cùng tuổi. Mặt khác, trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chiều cao thấp hơn rất nhiều so với mức độ trung bình. Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tác động đến sự tăng trưởng của trẻ. Việc hấp thụ các dinh dưỡng có tác dụng làm tăng các hormone tăng trưởng và thúc đẩy xương phát triển tốt và khỏe mạnh.
2. Hormone
Mất cân bằng hormone là nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển ở trẻ em. Nếu phát hiện sớm và có điều trị kịp thời, con bạn phát triển khỏe mạnh và đạt chiều cao tốt.
3. Thuốc
Những trẻ sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài như thuốc có chứa corticosteroid hoặc thuốc hen suyễn cũng bị giảm quá trình tăng trưởng chiều cao.
4. Điều kiện sức khỏe
Nếu con bị một số bệnh mãn tính như: đường ruột, viêm khớp nặng, ung thư… chiều cao của bé cũng phát triển kém.
5. Biến đổi di truyền
Khi con bị đột biến gen di truyền bao gồm các hội chứng như: hội chứng Turner, Down, hội chứng Noonan, chiều cao của trẻ thấp hơn so với các thành viên khác trong gia đình.
6. Các yếu tố khác
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của tre như: thể dục, thói quen, khí hậu, chế độ ăn uống, ô nhiễm và các yếu tố sinh lí khác.
Các phương pháp để dự đoán chiều cao của trẻ:
1. Khám sức khỏe thường xuyên
Bác sĩ nhi khoa sẽ giúp trẻ duy trì một biểu đồ tăng trưởng cho phép theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ.
Hàng tháng, các bác sĩ theo dõi chiều cao và tìm những thay đổi về thể chất của bé. Nếu trẻ có dấu hiệu còi xương, phát triển chậm, bác sĩ sẽ thông báo ngay cho bố mẹ và tìm hướng giải quyết.
2. Công thức dự đoán chiều cao
Có thể làm một phép tính nhỏ để biết chiều cao của con:
- Với bé trai: [(chiều cao của mẹ +12,7 cm) + chiều cao của cha] chia 2.
- Với bé gái [chiều cao của mẹ – 12,7 cm) + chiều cao của cha) chia 2.
3. Nhân đôi chiều cao lúc hai tuổi
Hầu hết chiều cao của trẻ có thể dự đoán, hai năm đầu đời trẻ tăng khoảng 35,5cm. Sau đó, mỗi năm tăng từ 5 – 7cm cho đến lúc dậy thì.
Trong các giai đoạn của thời kì tăng trưởng, trung bình một đứa trẻ tăng khoảng 6– 12 cm mỗi năm. Có một phương pháp đơn giản để ước lượng chiều cao của trẻ trai khi trưởng thành, đó là nhân đôi chiều cao của trẻ lúc hai tuổi. Riêng với các bé gái thường phát triển nhanh hơn, vì vậỵ hãy nhân đôi chiều cao của bé khi bé được 18 tháng tuổi. Mặc dù phương pháp này đã được biết đến khá lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính chính xác của nó.
4. Phương pháp dựa vào chiều cao trung bình của bố mẹ
Một phương pháp khác phức tạp hơn một chút để dự tính chiều cao của trẻ được gọi là “phương pháp dựa vào chiều cao trung bình của bố mẹ”. Cộng chiều cao của bố và mẹ, lấy tổng này chia cho 2, tiếp theo:
Với bé trai: cộng thêm 6.35cm
Với bé gái: trừ đi 6.35cm
Lưu ý: Phương pháp này chỉ là một phương pháp “thô sơ” nhằm ước lượng chiều cao trung bình của trẻ khi trưởng thành, chiều cao thực tế của trẻ có thể cao hơn hoặc thấp hơn 10.16cm. Bố mẹ càng cao, trẻ càng có khả năng cao hơn và ngược lại.
5. Phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng
Tất cả các phương pháp trên có thể dự đoán được chiều cao trong tương lại của con nhưng cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nếu chế độ dinh dưỡng cân bằng với tỷ lệ tăng trưởng thì con số dự đoán sẽ khá sát. Nhưng với trẻ suy dinh dưỡng, chế độ ăn không đúng cách thì khả năng đạt chiều cao như dự đoán là không thể.
6. Một số vấn đề khác
Như đã nói ở trên, trẻ em bị mắc một số bệnh mãn tính như viêm khớp và suy tuyến giáp, hoặc còi xương chiều cao luôn bị hạn chế. Nghiên cứu cũng cho rằng, trẻ ra đời với sự trợ giúp của thuốc kích đẻ chiều cao bị hạn chế hơn so với trẻ sinh thường. Đối với những trẻ được sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, chiều cao tốt hơn so với trẻ sinh thường.
Giai đoạn dậy thì thường vào độ tuổi nào?
Giai đoạn dậy thì của bé trai và bé gái có sự khác nhau và thường kéo dài trong một giai đoạn ngắn. Đối với bé gái, giai đoạn dậy thì bắt đầu vào khoảng từ 9-10 tuổi. Và giai đoạn phát triển mạnh nhất là 11-12 tuổi. Bé trai dậy thì muộn hơn thường ở năm 11 tuổi, giai đoạn phát triển mạnh nhất vào năm 13 tuổi.
Trong giai đoạn dậy thì, một bé trai bình thường tăng khoảng 10 cm mỗi năm, bé gái tăng khoảng 7cm mỗi năm. Hầu hết, chiều cao của trẻ ngừng phát triển hoặc phát triển rất chậm vào cuối giai đoạn dậy thì.
Thương Nguyễn (theo Mom)
Mecon.vn
Tháng 2 19, 2016 Comments Off
Tháng 2 02, 2016 Comments Off
Tháng 1 26, 2016 Comments Off
Tháng 1 19, 2016 Comments Off
Tháng 9 25, 2018 Comments Off
Tháng 3 20, 2018 Comments Off
Tháng 2 01, 2018 Comments Off
Tháng 1 24, 2018 Comments Off
Tháng 8 23, 2017 Comments Off
Làm sao để tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng trứng gà mà không làm vỡ lòng đỏ trứng gà? Nhiệm vụ “bất khả thi” này có làm khó 2 bạn nhỏ của...