Tháng 3 08, 2016 Tin nổi bật Comments Off
Sáng 8/3, người viết đến phòng 1116 (tầng 11) bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng thăm chị Nguyễn Thị Ngọc Nga (26 tuổi, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), được dư luận biết đến với việc sinh con trên máy bay ở độ cao 10.000m. Chị Nga nở nụ cười tươi chia sẻ: “Dịp lễ này, có lẽ, khắp đất nước Việt Nam, tôi là người hạnh phúc nhất. Tôi đã hạ sinh con trai an toàn trong hoàn cảnh đặc biệt”.
Cháu bé được sinh ra trên chuyến bay đặc biệt
Khi thai nhi đã 30 tuần tuổi, chị Nga bàn với chồng là anh Dương Văn Bảo Phúc về quê ngoại sinh. Anh Phúc đồng ý và quyết định mua vé máy bay giá rẻ để về.
Ngày 4/3, vợ chồng chị Nga cùng con gái đầu lên máy bay trong niềm hân hoan, chị được ưu tiên ngồi ghế 5E. Máy bay cất cánh khoảng 15 phút, chị bất ngờ đau bụng dữ dội. “Lúc ấy tôi đã nghĩ đến chuyện sinh non nhưng tôi tin sẽ chờ đến được lúc máy bay hạ cánh. Bởi trước đó, lúc sinh đứa con đầu lòng, thời gian chuyển dạ đến lúc sinh kéo dài từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ”, chị kể.
Thế nhưng 15 phút tiếp theo, nước ối liên tiếp tràn ra, chị báo vội với chồng. Anh Phúc hoảng hốt nhờ đến tiếp viên của chuyến bay. Nữ tiếp viên kiểm tra tình hình rồi “cầu viện” hành khách. Rất may, trên chuyến bay có một bác sĩ nữ người Anh ngồi ở hàng ghế 11D và nữ tiếp viên người Anh của một hãng hàng không Pháp.
Nữ bác sĩ người Anh tên Sutton Flona Julia, tuy nhiên cô không phải là bác sỹ chuyên ngành phụ sản. Cô đề nghị liên hệ với bác sĩ chuyên khoa dưới mặt đất nhưng không kịp. Do đó, bác sĩ Sutton quyết định đỡ đẻ ngay trên máy bay.
Tiếp viên quây một tấm nilon ngay ghế chị Nga ngồi và đỡ đẻ. Lúc ấy cơn đau dữ dội ào đến. Sutton nói điều gì đó chị Nga không hiểu. Nhưng thông qua phiên dịch, chị Nga loáng thoáng biết, bác sĩ bảo chị phải thở mạnh, đều, cố lên, mọi chuyện rồi sẽ qua.
Đến 16 giờ 5 cùng ngày, chị hạnh phúc khi tiếng khóc của con cất tiếng. Tiếp viên, bác sĩ trên chuyến bay thở phào nhẹ nhõm. Riêng hành khách reo hò chúc mừng mẹ tròn con vuông. Máy bay vừa hạ cánh, chị Nga cùng con trai liền được đưa lên xe cấp cứu đưa đến bệnh viện.
Khi đến bệnh viện, bác sĩ khám và cho biết, thai nhi 36 tuần tuổi chứ không phải 30 tuần tuổi như siêu âm. Con trai nặng 2,7 kg. Để ghi nhớ ca sinh đặc biệt này, vợ chồng chị quyết định đặt tên con là Jetstar, cùng tên hãng hàng không.
Vợ chồng chị Nga – anh Phúc hạnh phúc khi mẹ tròn con vuông
“Tôi muốn gửi lời cảm ơn tất cả những người đã giúp tôi vượt cạn hôm ấy. Con tôi cùng lúc có đến ba bà mẹ, đó là tôi, bác sĩ Sutton và chị Trần Thị Huệ (42 tuổi) – tiếp viên trưởng của chuyến bay”, chị Nga xúc động.
Theo Khám Phá
Tháng 2 19, 2016 Comments Off
Tháng 2 19, 2016 Comments Off
Tháng 2 16, 2016 Comments Off
Tháng 2 01, 2016 Comments Off
Tháng 10 15, 2019 Comments Off
Tháng 9 16, 2019 Comments Off
Tháng 9 09, 2019 Comments Off
Tháng 9 03, 2019 Comments Off
Tháng 8 23, 2017 Comments Off
Làm sao để tách lòng đỏ ra khỏi lòng trắng trứng gà mà không làm vỡ lòng đỏ trứng gà? Nhiệm vụ “bất khả thi” này có làm khó 2 bạn nhỏ của...